Xử lý ảnh_2 Các bước xử lý tín hiệu trong camera số
Trong phần này mình sẽ trình bày về flow xử lý ảnh bên trong máy ảnh. Đây là flow chung, các công ty có thể có bí quyết riêng và flow có chút khác biệt. Nhưng về cơ bản sẽ không khác nhiều với flow này.
Flow of signal processing inside digital camera |
Nhìn qua tên các block các bạn có thể hiểu ngay các bước được thực hiện với mục đích gì :D. Mình cũng sẽ viết các bài giải thích từng block riêng biệt sau. Trong phần này mình sẽ tập trung nói về phần cảm biến hình ảnh (image sensor).
Như đã nói ở phần trước, image sensor là phần đảm nhận việc chuyển tín hiệu ánh sáng sang tín hiệu điện. Có 2 loai cảm biến ảnh phổ biến là CCD (charged-couple device) và CMOS (active pixel sensor). Cả hai đều được làm trên công nghệ MOS (mình cũng không rõ cái này lắm). CMOS thường được dùng trong các thiết bị nhỏ gọn như di động, tablet vì ưu việt trong điện năng, giá rẻ và kích thước nhỏ...CCD thường được dùng trong các thiết bị camera chuyên nghiệp với độ phân giải cao.
Trước khi đến các cảm biển ảnh, nguồn ánh sáng sẽ đi qua các bộ lọc màu để phân chia ánh sáng thành các màu riêng biệt (R-G-B). Loại filter thường được dùng phổ biến nhất là Bayer filter, thông tin màu sắc cũng sẽ được sinh ra ở dạng ma trận được gọi là Bayer matrix. Hiện này đại đa số các thiết bị đều xử lý ảnh dựa trên thông tin đầu vào là Bayer matrix. Mỗi pixel sẽ mang thông tin của một màu R hoặc G hoặc G. Trong mỗi nhóm hình vuông kích thước 2x2 thì sẽ có 2 G pixel, 1 B pixel và 1 R pixel.
|
Có thể các bạn cũng sẽ để ý và thắc mắc tại sao số pixel Green lại gấp đôi số pixel Blue và Red. Bởi vì mắt người rất nhạy cảm với màu xanh, sau này sẽ có các xử lý nội suy hình ảnh (Demosaic) dựa trên màu Green sẽ đem lại các lợi ích nhất định cho chất lượng ảnh. Mình sẽ viết tiếp ở phần sau.
Comments
Post a Comment